Thử tải cấu kiện, kết cấu

THỬ TẢI CẤU KIỆN, KẾT CẤU

Thử tải cấu kiện, kết cấu là quá trình kiểm tra khả năng chịu tải của các thành phần riêng lẻ (cấu kiện) hoặc toàn bộ hệ thống (kết cấu) trong công trình xây dựng. Mục đích của việc thử tải là để xác nhận rằng các cấu kiện và kết cấu có thể chịu được tải trọng thiết kế và đảm bảo an toàn cho toàn bộ công trình trong quá trình sử dụng.

Mục đích của thí nghiệm:

  • Kiểm tra đánh giá độ bền hoặc mức độ tải an toàn của các bộ phận kết cấu bê tông cốt thép chịu uốn trên công trình.
  • Kiểm tra đánh giá độ bền, độ cứng và khả năng chống nứt cho các loại cấu kiện đúc sẵn bằng bê tông và bê tông cốt thép thường, bê tông cốt thép ứng suất trước cùng các cấu kiện hỗn hợp.

Phương pháp thí nghiệm: Gia tải theo sơ đồ chất tải và theo từng cấp cho đến tải trọng thử nghiệm lớn nhất. Việc chất tải được giám sát chặt chẽ nhằm tạo ra một lực tác dụng lên cấu kiện tương tự như tải trọng thiết kế tác dụng lên cấu kiện. Giá trị tải trọng thí  nghiệm được xác định theo hồ sơ thiết kế và tiêu chuẩn về tải trọng – tiêu chuẩn thiết kế TCVN 2737-1995.
Quy trình thí nghiệm:

  • TCVN 9344:2012 “Kết cấu bê tông cốt thép – đánh giá độ bền của các bộ phận kết cấu chịu uốn trên công trình bằng phương pháp thí nghiệm chất tải tĩnh”
  • TCVN 9347:2012 “Cấu kiện bê tông và bê tông cốt thép đúc sẵn – phương pháp thí nghiệm gia tải để đánh giá độ bền, độ cứng và khả năng chống nứt”

Thứ tự các bước thực hiện:

  • Lựa chọn sơ đồ gối tựa và gia tải
  • Huy động thiết bị thí nghiệm.
  • Lắp đặt hệ thống giàn giáo an toàn và các thiết bị thí nghiệm theo sơ đồ đã chọn;
  • Gia tải theo quy trình và ghi chép số liệu hiện trường.

Báo cáo kết quả:

  • Tên, địa chỉ cơ quan, cá nhân tiến hành thử tải và cơ quan, cá nhân yêu cầu thử tải.
  • Ngày thí nghiệm và ngày lập báo cáo
  • Tên công trình, địa điểm xây dựng, đối tượng thử tải, vị trí thử tải và lý do lựa chọn vị trí, các thông số kỹ thuật liên quan tới chất lượng kết cấu và phương pháp xây dựng.
  • Các bản vẽ thể hiện đối tượng thử tải, số liệu thiết kế và các số liệu khác có liên quan
  • Biểu đồ Lực – Biến dạng đo được của từng thiết bị đo
  • Lực phá hoại (nếu xảy ra phá hoại)
  • Thời gian giữ tải ở các cấp, thể hiện ở biểu đồ lực – thời gian
  • Kết luận và kiến nghị.