Thí nghiệm không phá hủy – NDT​

Thí nghiệm không phá hủy - NDT​

Thí nghiệm không phá hủy (NDT - Non-Destructive Testing) là một tập hợp các kỹ thuật kiểm tra và đánh giá vật liệu, cấu kiện hoặc kết cấu mà không làm hỏng hay phá hủy chúng. NDT được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là trong ngành xây dựng, sản xuất, và bảo trì để đảm bảo chất lượng và an toàn của các sản phẩm và công trình.

Mục đích của thí nghiệm: Xác định vị trí và mức độ khuyết tật (nếu có) của cọc đóng/cọc khoan nhồi dựa trên sóng phản hồi ghi được trên đỉnh cọc


 
Phương pháp thí nghiệm: Đo ghi sóng lan truyền trong thân cọc khi tác động một xung lực nhẹ lên đầu cọc
 
Quy trình thí nghiệm: TCVN 9397:2012 “Cọc – Kiểm tra khuyết tật bằng phương pháp động biến dạng nhỏ” hoặc theo Tiêu chuẩn nước ngoài tương đương như ASTM D5882, JGJ106-2003,.v.v.
 
Thứ tự các bước thực hiện như sau:

  • Làm sạch đầu cọc
  • Dán đầu đo gia tốc lên mặt đỉnh cọc
  • Bật máy vào các thông số cần thiết
  • Dùng búa chuyên dụng gõ lên đầu cọc 5 nhát
  • Kiểm tra tín hiệu ghi được của từng nhát búa, nếu tín hiệu không tốt gõ lại
  • “Phân tích” tín hiệu ghi được
  • Tắt máy chuyển sang cọc khác

 Báo cáo kết quả thí nghiệm:

  • Tên, vị trí công trình
  • Chủ đầu tư, Tư vấnthiết kế/giám sát, Nhà thầu thi công cọc, đơn vị thí nghiệm
  • Các số liệu về cọc thí nghiệm như kích thước cọc, ngày đổ bê tông, ngày thí nghiệm
  • Bảng tổng hợp kết quả thí nghiệm
  • Biểu đồ sóng truyền trong thân cọc
  • Kết luận chung và khuyến nghị biện pháp xử lý trong trường hợp cọc bị khuyết tật: 

Mục đích của thí nghiệm: Xác định tính đồng nhất của cọc khoan nhồi/barette/tường trong đất/bê tông liền khối lớn dựa trên biểu đồ phổ siêu âm và tốc độ sóng lan truyền.


 
Phương pháp thí nghiệm: Đo ghi thời gian và năng lượng sóng siêu âm truyền trong bê tông bằng một đầu phát và một đầu thu thả trong ống để sẵn trong thân cấu kiện
 
Quy trình thí nghiệm: TCVN 9396:2012 “Cọc khoan nhồi – Xác định tính đồng nhất của bê tông – Phương pháp xung siêu âm” hoặc tiêu chuẩn nước ngoài tương đương như ASTM D5882, JGJ106-2003,.v.v.
 
Thứ tự các bước thực hiện như sau:

  • Kiểm tra ống siêu âm xem có chứa đầy nước và đã được thông
  • Thả đồng thời 2 đầu đo xuống tận đáy ống
  • Bật máy vào các thông số cần thiết
  • Chạy test kiểm tra tín hiệu thu
  • Kéo đều 2 đầu đo lên theo một vận tốc nhất định
  • Scan tín hiệu để có được phổ siêu âm và các biểu đồ cần thiết khác
  • Kiểm tra kết quả thu được và đo lại những điểm nghi vấn khuyết tật nếu thấy cần thiết
  • Làm tương tự với cặp ống siêu âm khác
  • Chuyển sang cấu kiện thí nghiệm tiếp theo

Báo cáo kết quả thí nghiệm:

  • Tên, vị trí công trình
  • Chủ đầu tư, Tư vấnthiết kế/giám sát, Nhà thầu thi công cọc, Đơn vị thí nghiệm
  • Các số liệu về cọc thí nghiệm như kích thước, ngày đổ bê tông, ngày thí nghiệm
  • Bảng tổng hợp kết quả thí nghiệm
  • Biểu đồ phổ siêu âm và biểu đồ vận tốc sóng theo chiều sâu cấu kiện
  • Kết luận chung và khuyến nghị biện pháp xử lý trong trường hợp cấu kiện có khuyết tật